- Giải thích được cấu trúc cơ bản một chương trình
- Sử dụng được lệnh nhập, xuất (cin, cout) dữ liệu
- Sử dụng được các loại biến số nguyên, số thực
- Sửa được các lỗi cơ bản.
I. CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH:
Cơ bản một chương trình gồm 3 phần:
- Cung cấp dữ liệu đầu vào: Nhập từ bàn phím, đọc từ tập tin..
- Quá trình xử lý dữ liệu: tính toán, phân tích dữ liệu
- Xuất kết quả ra màn hình, tập tin..
Chương trình bên cho phép người sử dụng:
- Nhập hai số nguyên từ bàn phím
- Tính tổng hai số nguyên
- Xuất kết quả lên màn hình
- Ghi chú trên một dòng: đặt nội dung ghi chú sau cặp dấu // (ví dụ dòng 7, 8, 10.. )
- Ghi chú trên nhiều dòng: đặt nội dung ghi chú trong cặp dấu /* và */ (ví dụ: từ dòng 1 đến dòng 3).
Lưu ý: Khi viết chương trình ta nên ghi chú cẩn thận, ít nhất phải ghi chú ở đầu chương trình, trước mỗi hàm do mình định nghĩa (sẽ giải thích về hàm ở những bài sau)
Dòng 4: Khai báo thư viện có chứa các hàm sẽ dùng trong chương trình. Ở mức cơ bản mỗi chương trình ta khai báo thư viện "iostream.h" (chứa các hàm nhập/ xuất dữ liệu)
Dòng 5: Khai báo hàm main: Mỗi chương trình trong C/C++ có thể chứa một hoặc nhiều hàm và phải có hàm main (hiện tại ở mức cơ bản mỗi chương trình sẽ có một hàm là hàm main)
Dòng 6 và dòng 17: Cặp dấu ngoặc { } để chứa các lệnh của hàm main (còn gọi là khối lệnh)
Dòng 7: khai báo biến (giải thích bên dưới)
Dòng 9, 11, 16: lệnh cout dùng để xuất dữ liệu (giải thích bên dưới)
Dòng 9, 12: lệnh cin dùng để nhập dữ liệu cho biến (giải thích bên dưới)
Dòng 14: lệnh gán (giải thích bên dưới)
Lưu ý: Lệnh trong C/C++ có thề viết trên một hoặc nhiều dòng nhưng phải kết thúc lệnh bang dấu chấm phẩy ";"
II. LỆNH XUẤT DỮ LIỆU RA MÀN HÌNH:
Lệnh cout:
Cú pháp: cout <<biều thức;
hoặc cout <<biểu thức 1 << biểu thức 2 ..<<biểu thức n;
Các biểu thức là những gì ta muốn xuất lên màn hình
Ví dụ:
- Xuất một chuỗi ký tự (hằng chuỗi) lên màn hình:
cout<< " Chào bạn " ; //hằng chuỗi phải đặt vào cặp dấu nháy kép
Bài tập nhanh: Bạn hãy xác định những lệnh nào của chương trình trên xuất hằng chuỗi lên màn hình?
- Xuất một ký tự (hằng ký tự) lên màn hình:
cout<<'A' ; //hằng ký tự phải đặt vào cặp dấu nháy đơn
Bài tập nhanh: Bạn hãy cho biết chương trình trên có bao nhiêu lệnh xuất hằng ký tự lên màn hình
- Xuất một giá trị số lên màn hình:
cout<<2; //hằng số ghi bình thường
Bài tập nhanh: Bạn hãy cho biết chương trình trên có bao nhiêu lệnh xuất hằng số lên màn hình
- Xuất giá trị của biến:
cout<<a; //a là tên một biến. Tên biến ghi bình thường
- Xuất giá trị một biểu thức:
cout <<a+b; //xuất kết quả của biến a cộng biến b.
Bài tập nhanh: Cho biết lệnh sau thuộc những trường hợp xuất nào
cout<<a << " + " << b <<" = " << a+b;
III. BIẾN (variables):
Khi viết chương trình ta có thể gặp những tình huống:
- Giá trị đầu vào của chương trình có thể được người sử dụng nhập vào từ bàn phím
- Lưu giữ các giá trị tính toán được từ các biểu thức để sử dụng sau đó, ví dụ giá trị của delta dùng để xác định biến của phương trình bậc 2
Để lưu giữ các giá trị trong những trường hợp trên ta dùng Biến.
Mỗi biến có một tên để phân biệt. Muốn sử dụng biến ta phải khai báo.
Khai báo biến: type variableNames;
- type: kiểu dữ liệu. Có nhiều loại dữ liệu trong C/C++, trước hết ta chỉ tìm hiểu ba loại thường sử dụng int (số nguyên, có thề chứa giá trị từ -32767 đến 32767), float (số thực), char (ký tự, chứa một ký tự bất kỳ)
- variableNames: tên của một hay nhiều biến phân cách nhau bởi dấu phẩy. Trong C/C++ tên của các biến, hằng, hàm,... được gọi là định danh. Những định danh này có thể là 1 hoặc nhiều ký tự. Ký tự đầu tiên phải là một chữ cái hoặc dấu _ (underscore), những ký tự theo sau phải là chữ cái, chữ số, hoặc dấu _
- Ví dụ:
int a, b;
float x;
char ch;
Ngoài ra, ta có thể vừa khai báo vừa khởi tạo giá trị ban đầu cho các biến
- Ví dụ:
float mark1, mark2, mark3, average = 0;
char grade= 'A';
Bài tập nhanh:
- Cho biết tên biến nào dưới đây không hợp lệ:
count, 1count, test23, hi!there, high_balance, high...balance, test-123, _1b
- Chỉ ra lỗi của các lệnh sau:
int a b=5;
float b=0.5, ;
char a='ac', b='x';
IV. LỆNH NHẬP DỮ LIỆU CHO BIẾN:
Để nhập dữ liệu cho biến từ bàn phím to dùng lệnh cinCú pháp: cin>>var_1;
hoặc: cin >>var_1>>var_2...>>var_n;
var_1, var_2,..,var_n: là tên của các biến muốn nhập dữ liệu
Lưu ý: khi dùng một lệnh cin để nhập dữ liệu cho nhiều biến thì các giá trị khi nhập phải cách nhau một khoảng trắng (spacebar)
Ví dụ:
int a, b; //khai báo hai biến số nguyên
cout<<"Nhập a= "; //thông báo cho người sử dụng biết công việc phải làm
cin>> a; //chờ người sử dụng nhập một số nguyên sau đó đưa giá trị vừa nhập vào biến a
cout<<"Nhập b= ";
cin>>b;
V. LỆNH GÁN:
Công dụng: gán giá trị cho biến
Cú pháp: variableName= expression;
variableName: tên biến muốn gán giá trị
Expression: giá trị gán cho biến, expression có thể là hằng, biến hoặc một biểu thức (tất cả phải có cùng kiểu dữ liệu với variableName)
Ví dụ:
int a, b=10, c, d;
c=b; //gán giá trị biến b vào biến a
a= b*2; //gán giá trị biểu thức vào biến
d=10; // gán hằng số vào biến
Lỗi thường gặp:
Lỗi
|
Thông
báo
|
Thiếu một dấu < của lệnh
cin, cout
|
..operator<(void*, void*) <built-in>
|
Ghi chú
thiếu một dấu /
|
.. was not declared in
this scope
|
Thiếu */ sau
phần ghi chú trên nhiều dòng
|
.. unterminated
comment
|
Thiếu cặp
dấu () sau hàm main
|
.. : invalid
function declaration
|
Bài tập:
1. Viết chương trình nhập vào hai số nguyên (sử dụng 2 biến). Sau đó xuất lên màn hình tổng, hiệu,
tích, thương của hai số đó (phép nhân: *, phép trừ: -, phép cộng: + , phép chia: / )
2. Viết chương trình nhập vào điểm toán, điểm văn và điểm ngoại ngữ. Xuất lên màn hình điểm trung
bình. Công thức tính điểm trung bình là: (Toán*2 + văn ngoại ngữ)/4
3. Nhập vào chiều dài, chiều rộng của một hình chữ nhật. Xuất lên màn hình diện tích và chu vi của
hình chữ nhật.
4. Nhập bán kính ñường tròn r. Tính và xuất chu vi, diện tích đường tròn tương ứng.
HD: cv=2*π*r và dt=π*r*r
5. Nhập cạnh a,h1,h2. Tính và xuất chu vi, diện tích hình thoi.
HD: cv=4*a và dt=1.0/2*h1*h2
6. Nhập cạnh a,b,c,d,h. Tính và xuất chu vi, diện tích hình thang.
HD: cv=(a+b+c+d) và dt=1.0/2*h*(a+b)
Bộ môn Kỹ Thuật Phần Mềm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét